Xạ Trị Proton Lựa Chọn Duy Nhất Chữa Khỏi Ung Thư Trẻ Em

I- Xạ Trị Proton ứng dụng trên Ung Thư Trẻ Em hiệu quả thế nào?

- 80% hiệu quả chữa khỏi Ung thư ở Trẻ em với Xạ Trị Proton
- 90% giảm tỷ lệ tái phát, ít biến chứng muộn đảm bảo sự phát triển của trẻ.
- Nhiều Ung Thư Nhi không thể chữa được trước đây, có thể điều trị bằng Xạ Trị Proton triệt để ở Mỹ, Nhật, Đài Loan.

https://i.imgur.com/AibQv7i.jpg

(Hình ảnh: St.) Vùng xạ lên khối u của phương pháp Tia X & Proton

Xạ Trị Proton hay Liệu Pháp Proton là hình thức sử dụng chùm năng lượng cao từ các hạt mang điện tích dương hay còn gọi là hạt Proton để điều trị các khối u có thể là lành tính hoặc ác tính. Liệu Pháp Proton hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng máy gia tốc Synctron hoặc Cyclotron nhằm tăng tốc các hạt Proton. Tốc độ cao của các Proton tạo ra năng lượng cao, làm cho các Proton di chuyển đến độ sâu mong muốn trong cơ thể để chiếu bức xạ lên khối u mục tiêu.

Mặc dù xạ trị là một công cụ cực kỳ hiệu quả để tiêu diệt Tế Bào Ung Thư, nhưng quá nhiều có thể gây hại cho các mô khỏe mạnh và làm tăng nguy cơ Ung Thư mới. Độ chính xác cao của Liệu Pháp Proton bảo vệ nhiều mô khỏe mạnh hơn các phương pháp bức xạ dựa trên tia X thông thường áp dụng tại Việt Nam và chủ yếu tại Singapore. Liệu pháp Proton có thể được sử dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, nhưng lợi ích là lớn nhất đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Giảm bức xạ quá mức tạo ra các biến chứng khởi phát muộn và Giảm nguy cơ bị ung thư mới trong tương lai. Đây là một Liệu Pháp đầy hứa hẹn trong điều trị Ung Thư Trẻ Em, trong một số trường hợp, đây được xem laf phương án duy nhất cho Ung Thư Trẻ Em. Hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như Phẫu Thuật và Hóa Trị.

Các khối u phù hợp cho Xạ Trị Proton:

  • U Não (U Thần Kinh Đệm, U Nguyên Bào tủy, U Nguyên Bào, U Tế Bào Mầm và nhiều loại khác)
  • Ung thư Đầu và Cổ (U Tuyến Mũi Họng và Tuyến Mang Tai, và các khối u khác)
  • Sarcoma (Sarcoma Ewing, Sarcoma Cơ Vân, Sarcoma Xương và những loại khác)
  • U Nguyên Bào Thần Kinh
  • Ung thư ảnh hưởng đến mắt (U Nguyên Bào Võng Mạc và những bệnh khác)
  • U Tủy Sống
  • U Xương
  • Hodgkin Lymphoma
  • U Desmoid
II- Ung Thư Trẻ Em

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở trẻ em, chỉ sau tai nạn thương tích. Trong đó, Bệnh bạch cầu phổ biến nhất, chiếm 33% các trường hợp ung thư trẻ em. Tiếp theo là U não với tỷ lệ khoảng 25%, U Lympho chiếm 8% và một số bệnh Ung thư Xương (Sarcoma Xương và Sarcoma Ewing) được xem là Ung Thư Hiếm, chiếm khoảng 4%.

Và một số loại ung thư chỉ xảy ra ở trẻ em bao gồm: U Nguyên Bào Thần Kinh (~ 7%), Khối U Wilms (~ 5%), Sarcoma Cơ Vân (~ 4%) và U Nguyên Bào Võng Mạc (~ 3%).

Số ca mắc ung thư trẻ em ngày càng tăng nhưng tỷ lệ tử vong lại giảm dần theo thời gian cho thấy chất lượng điều trị ung thư trẻ em không ngừng cải thiện. Tuy nhiên, khi tỷ lệ sống sót tăng lên cho thấy những chiến thắng ban đầu trong cuộc chiến chống lại ung thư, thì bên cạnh đó, bệnh nhi cũng phải trả giá bằng nhiều tác dụng phụ để lại sau điều trị. Ví dụ, tổn thương hệ thống nhận thức thần kinh, tăng trưởng và phát triển tâm lý hoặc sinh lý bị ảnh hưởng, và thậm chí cả các khối u thứ cấp.

Vì vậy, Ung Thư Trẻ Em chỉ nên được điều trị ở những trung tâm đa mô thức có chuyên môn tốt nhất. Và để đi một chặng đường dài trong hành trình đánh bại ung thư, những phương án điều trị phải hạn chế tối đa tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.

III- Xạ trị trong Ung Thư Trẻ Em 

Xạ trị Ung Thư Nhi

Xạ trị ung thư thường được gọi là “điện trị liệu”. Tuy nhiên, cấu tạo cơ thể và chức năng sinh lý của trẻ em khác với người lớn, do đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh nên các cơ quan của trẻ dễ bị nhiễm xạ hơn người lớn. Ví dụ: Não của trẻ nhỏ phát triển nhanh nhất trong độ tuổi từ 0 đến 3 và trẻ được xạ trị khi càng nhỏ thì chỉ số IQ càng suy giảm trong vòng 5 năm. Vì vậy, trong điều trị, các bệnh nhi ung thư được cân nhắc tránh hoặc giảm bớt liều bức xạ lên não trong trường hợp không cần thiết. Ngoài hệ thần kinh trung ương, bức xạ còn gây ảnh hưởng đáng kể đến các tế bào đang phân chia nhanh chóng, do đó, chiều cao, thị lực và sức khỏe sinh sản (buồng trứng hoặc tinh hoàn) của trẻ có thể bị tổn thương. Khi tỷ lệ sống sót của trẻ em mắc ung thư tăng lên, các tác dụng phụ về sau của bức xạ cũng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên, chẳng hạn như bệnh mạch vành trong hệ thống tim mạch và tăng tỷ lệ đột quỵ.

Vì vậy, các bác sĩ và chuyên gia xạ trị phải cân nhắc nhiều khía cạnh khi vạch ra một kế hoạch xạ trị cho trẻ em bị ung thư. Có rất nhiều loại ung thư trẻ em khác nhau, các khối u có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cơ thể, độ nhạy cảm của các khối u với xạ trị, thể trạng của từng bệnh nhi cũng rất khác nhau, nhiều trường hợp đòi hỏi điều trị đa mô thức kết hợp giữa hóa và xạ trị. Các yếu tố đó đã khiến việc lên kế hoạch điều trị cho bệnh ung thư ở trẻ em trở nên vô cùng phức tạp và đầy thử thách.

So sánh giữa Xạ Trị Tia X và Xạ Trị Proton

Với sự tiến bộ trong điều trị Ung Thư Nhi, tỷ lệ sống sót của trẻ em tăng lên khiến các chuyên gia y tế quan tâm hơn đến chất lượng cuộc sống của những bệnh nhi ung thư trong tương lai và tập trung giảm tác dụng phụ sau điều trị.

Xạ Trị Tia X- thế hệ xạ trị cũ bao gồm nhiêu công nghệ như: 3D, xạ biến liều IMRT, đến 4D xạ cung tròn  VMAT; Xạ Tomotherapy dưới những thương hiệu Elekta Versa, Varian,... chung quy có nhiều cải tiến về sau nhằm làm giảm tổn thương tăng tính chính xác. Tuy nhiên trở ngại chính vẫn là cơ chế Tia X khi nó để lại hậu quả cho các cơ quan lành, những nơi mà Tia X xuyên qua.

Khi đấy, "Xạ Trị Proton” được xem là xu hướng tất yếu trong xạ trị Ung Thư Nhi trong tương lai, ghi nhận hiệu quả giảm đến 80% khả năng tái phát sau điều trị và hạn chế hơn 90% nguy cơ tổn thương đến các cơ quan lành.

Ưu điểm vượt trội của "Xạ Trị Proton" so với "Tia X" truyền thống là khi các chùm hạt Proton đạt đến độ sâu nhất định của mô, chúng có thể tạo ra một đỉnh Bragg, giải phóng gần như toàn bộ năng lượng và liều bức xạ về không. Điều đó, giúp giảm đáng kể liều tiếp xúc bức xạ của các mô lành tính, hạn chế tối đa tác dụng phụ của xạ trị.

  • Khả năng nhắm mục tiêu chính xác giúp giảm bức xạ quá mức

Liệu Pháp Proton ở trẻ em là lý tưởng cho các khối u nằm gần các mô đang phát triển trong tủy sống và não, mắt, tai hoặc miệng. Đối với U Sarcom và U Lympho. Xạ Trị Proton giúp cung cấp ít bức xạ hơn cho tim, phổi và ruột. Các mô khỏe mạnh xung quanh bệnh ung thư ở trẻ em được loại bỏ khỏi bức xạ dư thừa, có nghĩa là các bác sĩ có thể cung cấp nhiều liều bức xạ mạnh hơn trực tiếp đến khối u của trẻ. Ít tác động muộn hơn sau điều trị.

Với độ chính xác cao của Liệu Pháp Proton, đây là công cụ hiệu quả để tối ưu hóa kết quả điều trị trong thời gian ngắn nhất.

  • Hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai

 

https://i.imgur.com/YkkOaiW.png

(Hình ảnh: St.) Minh họa lượng bức xạ thoát ra của Xạ Trị Tia X và Xạ Trị Proton

 

Do tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh, cơ thể bệnh nhi rất nhạy cảm với tác dụng phụ do tiếp xúc bức xạ gây ra. Các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhi trong điều trị ung thư bao gồm: Chậm phát triển, Thiếu hụt hormone, Ảnh hưởng đến mô xương và cơ, Mất thính giác hoặc tổn thương tuyến nước bọt, Vô sinh, Tổn thương tim, Nguy cơ phát triển ung thư thứ 2, Bệnh tâm lý…Liệu pháp Proton có thể làm giảm đáng kể sự phát tán liều lượng của bức xạ, từ đó làm giảm ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của trẻ, cũng như hạn chế nguy cơ tái phát.

Lấy U Nguyên Bào Tủy của tiểu não ở trẻ em làm ví dụ, phương pháp xạ trị tiêu chuẩn nhắm vào toàn bộ não và cột sống với phạm vi điều trị rộng. Vì thế, không thể tránh được việc chiếu xạ vào vùng bụng và các cơ quan vùng chậu trong khi não và cột sống là mục tiêu điều trị, việc này có thể gây ra các khối u thứ phát ở cơ quan tiếp xúc tia xạ. Ngược lại, Xạ Trị Proton có thể hạn chế liều bức xạ đến mô đích mà không ảnh hưởng đến các cơ quan khác không phải là mục tiêu của phương pháp điều trị. Ngoài ra, trong quá trình xạ trị u nguyên bào tủy tiểu não ở trẻ em, để loại bỏ tối đa các tế bào ung thư, người bệnh sẽ được tăng cường thêm tia xạ vào hố sau. Với Tia X truyền thống làm cho thính giác sau này của trẻ bị suy yếu. Còn Xạ Trị Proton, liều bức xạ vào ốc tai gần bằng 0 và bảo toàn thính giác của trẻ.

Không chỉ giới hạn ở trẻ em bị Ung Thư Não, Xạ Trị Proton còn làm giảm tác dụng phụ lên các cơ quan vùng chậu: Buồng Trứng và Tinh Hoàn, Bàng Quang, Trực Tràng, Chỏm Xương Đùi, Mảng Tăng Trưởng, vv.

IV- Quy trình Xạ Trị Proton hay Liệu Pháp Proton

Bước 1: Xác định vị trí chiếu xạ

Bước 2: Xác định tư thế xạ và đánh dấu vùng xạ

Bước 3: Mô phỏng xạ để xác định vùng cơ thể cần điều trị và cách tốt nhất để tiếp cận vùng đó bằng chùm hạt Proton.

Bước 4: Tiến hành chiếu xạ

V- Nơi nào có thể cung cấp Xạ Trị Proton cho Ung Thư Nhi 

Trung tâm Ung thư MD Anderson

Tiên phong trong Giải Pháp Xạ Trị Proton, Trung tâm Ung thư MD Anderson, được US News & World Report đánh giá và xếp hạng là một trong hai bệnh viện hàng đầu của quốc gia về chăm sóc ung thư hàng năm kể từ năm 1990.

Trung tâm Xạ trị Proton Kobe

Nơi cung cấp Liệu Pháp Proton với ít tác dụng phụ cũng như hạn chế biến chứng muộn cho bệnh nhi ung thư với sự hợp tác cùng Bệnh viện trẻ em Kobe tỉnh Hyogo - Bệnh viện Trẻ em tuyến cuối được chỉ định bởi Bộ Y tế - Lao động & Phúc lợi. Một trong những bệnh viện hiếm hoi tại Nhật Bản sở hữu một quần thể gồm nhiều bệnh viện chuyên khoa cùng các 

Bệnh viện Chang Gung Memorial

Trung tâm Xạ Trị Proton Bệnh viện Chang Gung Memorial là trung tâm Liệu Pháp Proton lớn nhất của Đông Nam Á và cũng là đầu tiên ở Đài Loan.

Trung Tâm Xạ Trị Proton tại Thái Lan
Đây là lần đầu tiên Trung tâm Proton Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tại Thái Lan tiếp nhận điều trị bệnh nhân bằng hệ thống trị liệu Proton Varian ProBeam® mới, hệ thống đầu tiên thuộc loại này ở Đông Nam Á với chi phí rẽ nhất, mới nhất và tiện lợi đi lại sinh hoạt cho bệnh nhân Việt Nam. Hệ thống phòng đơn nhỏ gọn được trang bị giàn xoay 360 độ, cho phép tự do hình ảnh và điều trị bệnh nhân từ mọi góc độ mà không cần phải định vị lại. 

Bệnh viện Mount Elizabeth

Chuỗi bệnh viện Parkway - Đối tác chiến lược của MANAM và Viện Ung thư Quốc gia Singapore chuẩn bị đưa vào vận hành 2 trung tâm Xạ Trị Proton đầu tiên của Đông Nam Á trong 2 năm tiếp theo.

Bí Quyết

Nếu điều trị ung thư ở người lớn cần phải cân nhắc giữa kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống thì ở bệnh nhi ung thư, vấn đề này càng phải được chú trọng hơn nữa. Bởi bệnh nhi ung thư còn một tương lai dài phát triển sau này. Và đây là những giải pháp mà y tế trong nước không đủ điều kiện để đáp ứng. 

Lưu ý: Liệu Pháp Proton phải đi kèm các bệnh viện chuyên khoa, đa chuyên môn để có sự phối hợp nhuần nhuyễn, mang đến cơ hội cao nhất cho bệnh nhi.

MANAM - Đối tác y tế toàn cầu ở đây hỗ trợ và giúp đỡ cho con em bạn một kế hoạch điều trị đúng đắn và toàn diện nhất với Xạ Trị Proton.


Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:

- Fanpage: www.facebook.com/manam.vn

- Văn Phòng Sài Gòn: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

  Tổng đài: 0283 920 77 88

- Chi nhánh Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

   Hotline: 08 9988 7790


►LƯU Ý:

Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí. Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,..