Phục hồi chức năng

KHÁI NIỆM

Phục hồi chức năng (PHCN) là một chuyên ngành y học, nghiên cứu và ứng dụng mọi biện pháp như y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, giáo dục, xã hội học… nhằm giúp người khuyết tật thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên, giúp cho người khuyết tật có thể sống độc lập tối đa, hòa nhập hoặc tái hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.

ĐẶC ĐIỂM

Nội dung tiến hành PHCN

  • Sử dụng các biện pháp y học bổ sung như điều trị, phẫu thuật, chăm sóc sức khỏe để tạo thuận lợi cho PHCN. 
  • Sử dụng các kỹ thuật PHCN để làm bệnh nhân thực hiện được tối đa các chức năng bị giảm hoặc mất.
  • Khám và lượng giá các chức năng để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe và mức độ khuyết tật của bệnh nhân, từ đó lập kế hoạch cho công tác phục hồi chức năng.
  • Vận động trị liệu giúp phục hồi khả năng vận động.
  • Ngôn ngữ trị liệu được áp dụng với các bệnh nhân khó khăn về nói.
  • Vật lý trị liệu để hỗ trợ cho PHCN.
  • Hoạt động trị liệu, tái giáo dục nghề nghiệp.
  • Sử dụng các dụng cụ trợ giúp, thay thế như máy trợ thính, chân tay giả, nẹp, nạng, xe lăn.
  • Làm thay đổi suy nghĩ, quan niệm của người khuyết tật và xã hội theo hướng tích cực, tạo sự bình đẳng trong xã hội đối với người khuyết tật.
  • Cải thiện điều kiện sống: cải tạo nhà ở, trường học, phương tiện giao thông, công sở, nâng cao các chức năng hỗ trợ để người khuyết tật có thể hòa nhập, có cơ hội vui chơi, học hành, tham gia vào các hoạt động xã hội.
  • Tạo việc làm như dạy nghề, thành lập các xưởng sản xuất dành cho người khuyết tật,… để giúp họ có thu nhập.

Các loại PHCN

  • PHCN nội khoa: PHCN các bệnh nội khoa, cơ xương khớp.
  • PHCN ngoại khoa: PHCN sau chấn thương, PHCN sau phẫu thuật.
  • PHCN sản khoa: PHCN sản khoa, sau sinh.
  • PHCN nhi khoa: PHCN trẻ nhỏ.
  • PHCN lão khoa: PHCN sau sinh.
ĐIỀU TRỊ

 

Các nguyên tắc đối trong quá trình PHCN

  • Chăm sóc toàn diện: Đảm bảo về điều kiện dinh dưỡng, vệ sinh, môi trường sống...
  • Phục hồi chức năng phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, mỗi giai đoạn sẽ có các kỹ thuật khác nhau phù hợp với tình trạng người bệnh trong từng thời kỳ. 
  • Phải đảm bảo cân bằng trong suốt quá trình tập luyện cho toàn bộ cơ thể, không sử dụng bên lành bù trừ hoặc thay thế cho bên bị liệt, vì cơ thể con người là một khối thống nhất.
  • Bằng mọi cách có thể phải làm cho trương lực cơ trở lại bình thường hoặc gần bình thường trước khi thực hiện vận động, đảm bảo vận động được dễ dàng hơn theo các mẫu vận động bình thường mà trước khi bị liệt người bệnh đã sử dụng.
  • Sử dụng các bài tập, các kỹ thuật vận động và các dụng cụ trợ giúp cần thiết phù hợp, hướng dẫn người bệnh vận động theo các cách mà trước khi bị liệt họ đã làm với các mẫu vận động bình thường.
  • Khả năng phục hồi tốt nhất của bệnh nhân từ 1 đến 6 tháng sau khi bị liệt,cần phát huy tính tích cực và chủ động của người bệnh, hỗ trợ để giúp người bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Các biện pháp PHCN

  • Vận động trị liệu.
  • Hoạt động trị liệu.
  • Ngôn ngữ trị liệu.
  • Chăm sóc.
  • Giáo dục hướng nghiệp.

BỆNH VIỆN GỢI Ý


Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:

- Fanpage: www.facebook.com/manam.vn

- Văn Phòng Sài Gòn: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

  Tổng đài: 0283 920 77 88

- Chi nhánh Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  Hotline: 08 9988 7790


►LƯU Ý:

Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí.  Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,...