Cơ Xương Khớp

KHÁI NIỆM

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, đốt sống cổ

Nguyên nhân:

  • Tuổi tác: Có thể gọi đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh này. Tế bào sụn ở vùng cột sống theo thời gian, khả năng tái tạo và sinh sản các tế bào sụn này bị giảm dần cho đến khi hết hẳn, kèm theo đó là sụn kém chất lượng dần theo tuổi tác, khả năng chịu lực và độ đàn hồi giảm
  • Yếu tố cơ giới: Tác động, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, do bất thình lình tăng lực nén lên diện tích bề mặt đĩa đệm cột sống. Đây là yếu tố quan trọng gây ra thoái hóa cột sống thứ phát, bao gồm:
  • Dị tật bẩm sinh khiến người bệnh bị vẹo, gù cột sống, gây ra sự thay đổi diện tích bị tỳ đè lên cột sống.
  • Sau khi bị chấn thương, cột sống bị biến dạng làm thay đổi hình dạng, chức năng của cột sống không được đảm bảo.
  • Tăng cân: tăng trọng lượng cơ thể quá mức cũng khiến vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương.
  • Yếu tố khác:

+ Di truyền: cơ thể lão hóa sớm hơn bình thường.

+ Nội tiết: tiểu đường, mãn kinh, sử dụng corticoid hoặc loãng xương.

+ Chuyển hóa: từ bệnh Gout sang thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoaị của sụn và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này có thể được bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hoá và chấn thương, biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp là các thay đổi hình thái, sinh hoá, phân tử và cơ sinh học của tế bào và chất cơ bản của sụn dẫn đến nhuyễn hoá, nứt loét và mất sụn khớp, xơ hoá xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.

Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% trường hợp thoái hóa khớp gối.

Nguyên nhân: chia 2 loại thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát.

  • Thoái hoá khớp nguyên phát: Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, có thể ở 1 hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường...) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.
  • Thoái hoá khớp thứ phát: Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch...); Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu valgum); Khớp gối quay vào trong (genu varum); Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum...) hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp - bệnh Hemophilie…
     

Thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân: 

  • Cấu trúc đĩa đệm bao gồm 2 phần: nhân nhầy và bao xơ bên ngoài. Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống có khả năng hấp thu xung động, chịu trọng tải và tác động lớn, bảo vệ cột sống.
  • Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống, cộng thêm chấn thương do các tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày khiến bao xơ đĩa đệm bị rách. Nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép dây thần kinh cột sống.
  • Thoái hóa là tiến trình tất yếu theo thời gian, khiến cấu trúc sụn khớp hư tổn, đĩa đệm bị mất nước và bào mòn, xuất hiện các tổn thương vi thể. Khi đó, các hoạt động liên quan đến cột sống như cúi gập người, mang vác vật nặng sai cách, xoay người đột ngột hoặc các chấn thương như té ngã, bước hụt chân... sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm, làm chúng dễ bị thoát vị.
ĐẶC ĐIỂM

Bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng xuất phát do các tư thế không đúng trong sinh hoạt hằng ngày, tạo áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm. Dần dần, theo thời gian, đĩa đệm sẽ mất tính đàn hồi, dây chằng bao khớp bị xơ hoá, phần sụn khớp bị tổn thương và tính chịu lực giảm. Hầu hết bệnh nhân bị thoái hoá cột sống lưng sẽ trải qua những cơn đau âm ỉ liên tục, thỉnh thoảng có những cơn đau dữ dội kéo dài nhiều ngày. Tuỳ vào mức độ bệnh mà triệu chứng thoái hoá cột sống thắt lưng có thể khác nhau nhưng phổ biến nhất là các dấu hiệu sau đây:

  • Đau vùng lưng dưới liên tục và kéo dài hơn 6 tuần, có thể lan rộng đến hông và chân
  • Đau ở vùng cột sống thắt lưng, khó khăn khi vận động.
  • Cơn đau sẽ tăng khi cúi người, vặn mình hoặc nâng nhấc đồ vật…
  • Các cơn đau có thể kéo dài từng đợt rồi giảm. Sau khi người bệnh hoạt động các khớp cơ nhiều, cơn đau lưng lại tái phát
  • Khi bệnh trở nên trầm trọng, ngoài những cơn đau thắt lưng liên tục, người bệnh có thể bị tê liệt chân, khó khăn trong di chuyển.

Triệu chứng thường gặp nhất của thoái hoá khớp là đau. Đây là dấu hiệu báo động cho bệnh nhân, chính dấu hiệu đau đưa bệnh nhân tới khám bệnh, trước triệu chứng đau cần phải khám bệnh và chụp điện quang, đồng  thời chính dấu hiệu đau quyết định  hướng điều trị.

Cứng khớp gối thường xuất hiện rất muộn, biểu hiện  là hạn chế vận động gấp và duỗi gối. Muộn hơn nữa, các dấu hiệu  của thoái hoá khớp trở nên rõ ràng hơn, có thể làm biến dạng khớp gối: chi dưới bị cong , có thể vẹo vào trong, hoặc ra ngoài một cách rõ ràng. Các triệu chứng ngày càng tăng nặng , việc đi lại trở nên hạn chế, có thể phải dùng đến nạng

 

 

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bệnh lý về cơ xương khớp là một quá trình lâu dài, vì vậy nếu không điều trị đúng cách, đặc biệt là đối với các bệnh nhân có xu hướng lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau liên tục một cách thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như hội chứng phù mặt, cổ, vai do thuốc, hội chứng dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là tử vong.

Các bệnh lý về cơ xương khớp có thể được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Tuy nhiên trong những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với điều trị nội khoa, phẫu thuật là phương pháp cần thiết để điều trị. Tuy nhiên, qui trình phẫu thuật khá phức tạp và dễ xảy ra biến chứng, cơ sở vật chất và kĩ thuật ở các bệnh viện Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc tìm đến một cơ sở y tế ở nước ngoài để điều trị là việc hoàn toàn cần thiết.

Hiện nay, bệnh viện trung tâm Asan (Hàn Quốc) với nhiều kĩ thuật điều trị tiên tiến cùng hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại, bệnh viện là một trong những cơ sở y tế về điều trị cơ xương khớp đứng đầu Hàn Quốc và thế giới, là điểm đến uy tín và chất lượng cho việc khám và điều trị bệnh tại nước ngoài.

Các giải pháp điều trị bệnh cơ xương khớp hiện có

Điều trị thoát vị đĩa đệm (không phẫu thuật)

Điều trị bằng thuốc và liệu pháp chuyển động Kinesitheracco

Đau lưng dưới nghiêm trọng và bệnh phóng xạ do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chủ yếu là do phản ứng viêm cấp tính, cần điều trị bằng thuốc để làm dịu triệu chứng. Tập thể dục lưng dưới tích cực là hữu ích để ngăn ngừa sự tái phát của các triệu chứng. Kết hợp với liệu pháp chuyển động Kisnesitheracco duy nhất tại bệnh viện Asan Hàn quốc.

Đây là phương pháp điều trị chính với 90% bệnh nhân được điều trị, thay vì lựa chọn phẩu thuật. 


Tiêm thần kinh

Sau khi được chứng minh là một phương pháp hiệu quả để giảm viêm cục bộ, tiêm thần kinh đã trở thành một phương pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi để điều trị thoát vị đĩa đệm. Thông thường, một hỗn hợp của một chất gây tê cục bộ và tác nhân steroid được áp dụng cho khu vực xung quanh rễ thần kinh. Các cách tiếp cận khác cũng có thể là tốt. Tuy nhiên, các biến chứng như viêm, liệt dây thần kinh, vv có thể xảy ra. Ngoài ra, sử dụng thường xuyên các mũi tiêm này có thể gây ra tác dụng phụ như hội chứng Cushing.
 

Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm (Percutaneous Endoscopic Surgery)

Ưu điểm:

Bằng phương pháp gây tê tại chỗ, những bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân tiểu đường có thể tiếp nhận được kỹ thuật này.

Hiệu quả thẩm mỹ cao vì mổ bằng nội soi là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, vết mổ nhỏ (chỉ bằng khoảng đốt ngón tay út), bệnh nhân không bị chảy máu, giảm đau đớn sau mổ.

Thiết bị nội soi sẽ đi ngoài đĩa đệm, chỉ lấy phần nhân thoát vị, không lấy cả đĩa đệm, không lấy phần xơ, do vậy cột sống còn vững, khả năng tái phát ít. Trong khi nếu mổ mở, ngoài lấy nhân đĩa đệm còn phải lấy hết vùng xung quanh khiến cột sống kém vững, ngoài ra còn có thể phá huỷ xương, phần mềm, bệnh nhân dễ bị tái phát.

Bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn so với phẫu thuật mở, tiết kiệm thời gian và chi phí, khuyến khích áp dụng cho người lao động hoặc sinh viên với mong muốn trở lại làm việc sớm.

Phẫu thuật đĩa đệm nội soi dưới da (PECD)

Được áp dụng cho những bệnh nhân có triệu chứng đau do dây thần kinh bị chèn ép nhiều hoặc tủy sống do tế bào thoát vị đĩa đệm từ một sợi dây chằng bị đứt. Không giống như những phẫu thuật thông thường đòi hỏi phải mổ và phải tháo toàn bộ đĩa, phẫu thuật này sẽ bảo vệ hầu hết các mô của đĩa để giảm thiểu các biến chứng. Đây là liệu pháp tiên tiến nhất có thể được thực hiện trên người cao tuổi hoặc bệnh nhân tiểu đường mà không cần phải lo lắng.

Kỹ thuật phẫu thuật: Phẫu thuật đĩa đệm nội soi dưới da (PECD) là một cuộc giải phẫu ít xâm lấn khi chèn ống thông mỏng vào và gây tê tại chỗ. Với tầm nhìn nội soi, các bác sĩ phẫu thuật có thể chèn ống thông dày 0.4cm vào đĩa qua da và thu hẹp đĩa đệm thoát vị bằng laser.

►Xem thêm về bệnh viện trung tâm Asan tại đây


Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:

Fanpage: www.facebook.com/manam.vn

Hotline: 0907 88 77 90

Văn Phòng: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng


►LƯU Ý:

Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí.  Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,...