Nội Tiết và Tiểu Đường

KHÁI NIỆM

Bệnh đái tháo đường (hoặc ĐTĐ) là một tình trạng mãn tính, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng năng lượng trong thực phẩm của cơ thể. Có ba loại bệnh ĐTĐ chính: ĐTĐ tuýp 1, ĐTĐ tuýp 2 và ĐTĐ thai kỳ.

Tất cả các loại ĐTĐ đều có điểm chung. Thông thường, cơ thể sẽ phân hủy đường và các carbohydrate thành glucose. Glucose là năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Nhưng các tế bào cần insulin - hoóc môn có trong máu - để vận chuyển glucose vào trong tế bào và sử dụng. Cơ thể có thể không tiết ra đủ insulin, hoặc không thể sử dụng insulin, hoặc kết hợp cả hai cơ chế.

Vì glucose không được vận chuyển vào trong tế bào, nó tích tụ trong máu. Mức đường huyết cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong thận, tim, mắt hoặc hệ thần kinh. Đó là lý do tại sao bệnh ĐTĐ, nếu không chữa trị cuối cùng có thể gây ra bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, mù lòa, và tổn thương đến các dây thần kinh ở bàn chân.

ĐTĐ tuýp 1

Còn được gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin, hay ĐTĐ khởi phát ở trẻ vị thành niên, vì thường bắt đầu từ thời thơ ấu.

ĐTĐ tuýp 1 là tình trạng tự miễn dịch, cơ thể tự tấn công tuyến tụy của mình bằng kháng thể. Ở những người bị ĐTĐ tuýp 1, tuyến tụy bị tổn thương không tạo ra insulin. ĐTĐ tuýp 1 thường là do di truyền, hoặc có thể là kết quả của các tế bào beta tụy bị lỗi trong sản xuất insulin.

ĐTĐ tuýp 2

Cho đến nay, ĐTĐ tuýp 2 , chiếm 95% trường hợp ĐTĐ ở người lớn. ĐTĐ tuýp 2 còn được gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin, hay ĐTĐ khởi phát ở người trưởng thành, nhưng do tình trạng béo phì và thừa cân , nhiều thanh thiếu niên đang có nguy cơ ĐTĐ tuýp 2.

ĐTĐ tuýp 2 thường là một dạng bệnh ĐTĐ nhẹ hơn tuýp 1. Tuy nhiên, vẫn có thể gây ra các biến chứng về sức khoẻ, đặc biệt là ở những mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể nuôi dưỡng thận, thần kinh và mắt. ĐTĐ tuýp 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột qụy.

ĐTĐ tuýp 2, tuyến tụy sản xuất insulin. Nhưng số lượng sản xuất không đủ cho nhu cầu của cơ thể, hoặc các tế bào của cơ thể kháng với insulin. Việc đề kháng insulin, hoặc thiếu nhạy cảm với insulin, xảy ra chủ yếu ở chất béo, gan, và các tế bào cơ.

ĐTĐ thai kỳ

Bệnh ĐTĐ xảy ra trong quá trình mang thai được gọi là ĐTĐ thai kỳ, thường được chẩn đoán trong thai kỳ, giữa hoặc cuối thai kỳ. Vì mức đường huyết cao của mẹ sẽ qua nhau thai, nên phải kiểm soát bệnh ĐTĐ thai kỳ để bảo vệ sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Với ĐTĐ thai kỳ, nguy cơ đối với thai nhi thậm chí còn lớn hơn nguy cơ đối với người mẹ. Rủi ro đối với em bé bao gồm tăng cân bất thường trước khi sinh, các vấn đề về hô hấp lúc sinh, béo phì và nguy cơ ĐTĐ cao hơn trong cuộc đời. Rủi ro đối với người mẹ bao gồm nhu cầu mổ lấy thai do một đứa trẻ quá lớn, cũng như tổn thương tim, thận, thần kinh và mắt.

ĐTĐ khác

Một vài loại bệnh ĐTĐ hiếm có có thể là kết quả của các điều kiện cụ thể. Ví dụ, bệnh về tuyến tụy, các cuộc giải phẫu và thuốc men, hoặc nhiễm trùng có thể gây ra bệnh ĐTĐ. Những loại bệnh ĐTĐ chỉ chiếm từ 1% đến 5% trong tất cả các trường hợp ĐTĐ.

 

ĐẶC ĐIỂM

Các triệu chứng thông thường của bệnh tiểu đường:

  • Thường xuyên đi tiểu.
  • Cảm thấy rất khát.
  • Cảm thấy rất đói - ngay cả khi đang ăn.
  • Cực kỳ mệt mỏi.
  • Tầm nhìn mờ.
  • Vết đứt/ vết bầm tím chậm lành.
  • Giảm cân - ngay cả khi ăn nhiều hơn (tuýp 1).
  • Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay chân (tuýp 2).

Phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ thường không có triệu chứng, vì vậy những phụ nữ có nguy cơ cần phải được kiểm tra trong thời kỳ mang thai.

Một số biến chứng có thể xảy ra trên: da, mắt, thần kinh, chân, nhiễm ceton acid và ceton, bệnh thận, tăng huyết áp, đột quỵ, thẩm thấu tăng đường huyết, liệt dạ dày, bệnh tim,...

 

ĐIỀU TRỊ

Xét nghiệm chẩn đoán

HbA1C

Xét nghiệm HbA1C đo đường huyết trung bình của trong vòng 2 đến 3 tháng (chu kỳ sống của hồng cầu). Bệnh ĐTĐ được chẩn đoán ở mức A1C lớn hơn hoặc bằng 6,5%.

Đường huyết đói (FPG)

Xét nghiệm này kiểm tra nồng độ đường trong máu khi đói. Nghĩa là sau khi không ăn uống gì cả (trừ nước) ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. Thử nghiệm này thường được thực hiện đầu tiên vào buổi sáng, trước bữa ăn sáng. Bệnh ĐTĐ được chẩn đoán ở đường huyết lúc đói cao hơn hoặc bằng 126 mg/dl. 

Dung nạp Glucose (OGTT)

Xét nghiệm kéo dài 2 tiếng để kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau 2 giờ uống một lượng nước đường xác định. Phản ánh khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể. ĐTĐ được chẩn đoán ở đường huyết 2 giờ lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dl.

Đường huyết bất kỳ

Xét nghiệm này kiểm tra máu bất cứ lúc nào trong ngày, khi bạn có các triệu chứng bệnh trầm trọng. Bệnh ĐTĐ được chẩn đoán ở đường huyết lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dl.

 

HbA1C

Đường huyết đói (FPG)

Dung nạp Glucose (OGTT)

Bình thường

< 5,7%

< 100 mg/dl

< 140 mg/dl

Tiền tiểu đường

5,7% - 6,4%

100 mg/dl - 125 mg/dl

140 mg/dl - 199 mg/dl

Bệnh tiểu đường

≥ 6,5%

≥ 126 mg/dl

≥ 200 mg/d

 

Điều trị

Các phương pháp điều trị hiện nay giúp quản lý và kiểm soát tình trạng đường huyết. Mỗi bệnh nhân đều khác nhau, vì vậy việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào đáp ứng của mỗi người.

ĐTĐ tuýp 1 cần điều trị bệnh bằng insulin, trong khi ĐTĐ tuýp 2, ban đầu có thể điều trị bệnh bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục.

Thuốc

Bệnh ĐTĐ tuýp 2 là một tình trạng tiến triển theo thời gian, vì vậy cần thuốc để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Biguanide (Metformin)
  • Sulphonylureas
  • Chất ức chế glucosidase alpha (arcabose)
  • Thiazolidinediones (glitazones)
  • Thuốc kích thích Incretin
  • Chất ức chế DPP-4 (gliptins)
  • Chất ức chế SGLT2

Insulin

ĐTĐ tuýp 1, và một số người mắc ĐTĐ tuýp 2, cần phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết.

Cấy ghép tế bào đảo beta tụy

Phẫu thuật giảm cân

Gần đây, nhiều nghiên cứu đã tìm ra rằng phẫu thuật giảm cân có thể giúp bệnh ĐTĐ tuýp 2 thuyên giảm.

BỆNH VIỆN GỢI Ý


Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:

- Fanpage: www.facebook.com/manam.vn

- Văn Phòng Sài Gòn: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

  Tổng đài: 0283 920 77 88

- Chi nhánh Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  Hotline: 08 9988 7790


►LƯU Ý:

Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí.  Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,...