Liệu pháp Miễn dịch mới trong điều trị ung thư

Đi kèm với sự bùng nổ trong điều trị Ung thư những năm gần đây đồng nghĩa với thời gian và tiên lượng bệnh nhân tăng lên đáng kể là giải pháp người người nhà nhà đề cập: Liệu Pháp Miễn dịch ứng dụng trong điều trị ung thư. Đây là liệu pháp mới mặc dù đã triển khai rộng rãi dưới nhiều dạng nhưng vẫn còn nhiều hoài nghi và thông tin không đồng nhất. Bệnh nhân cần hiểu đúng và hiểu rõ để tránh những tác dụng phản ngược do điều trị sai hoặc bị dẫn dắt sai đường bởi đội ngũ y tế hoặc cò y tế kém y đức.

Liệu Pháp Miễn Dịch trong điều trị ung thư: thuốc, vaccine miễn dịch tự thân.

Có thể hiểu cơ bản về hai cơ chế chính của Liệu Pháp Miễn Dịch hiện nay: Thuốc miễn dịch và Liệu pháp miễn dịch tự thân.

Từ khi cơ chế của Liệu Pháp Miễn Dịch trong điều trị ung thư chính thức được ghi nhận và hai nhà nghiên cứu vinh dự nhận giải thưởng Nobel y học vào tháng 10/2018, y học và đồng thời thương mại nổi lên cụm từ Liệu Pháp Miễn Dịch. Điển hình như thuốc Keytruda trở nên phổ biến trong các lựa chọn điều trị và được thần thánh hóa như một loại thuốc cứu cánh cho hầu hết các loại ung thư, đặc biệt là các khối u có biểu hiện quá mức ở PD1 & PD-L1.

Các chuyên gia hàng đầu về ung thư cho biết: Nghiên cứu và phát triển trị liệu miễn dịch hiện đang rất sôi động, đã tiến một bước rất xa, có một số thuốc đã được cấp phép. Tuy nhiên mức độ hiệu quả của các thuốc này cũng chỉ tương đối và chỉ có hiệu quả trên một số loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư da, hắc tố, đại tràng, dạ dày, đầu cổ, cổ tử cung, u gan, … Tuy nhiên chưa áp dụng cho u tụy và ung thư vú. Chỉ khoảng 20-30% số bệnh nhân Ung thư phổi và Ung thư da có tác dụng kéo dài sự sống lâu hơn so với các phương pháp điều trị truyền thống. Để điều trị hiệu quả, liệu pháp cần phối hợp với phóng xạ, hóa trị hay phẫu thuật.

I, Cái nhìn trực diện về Keytruda và thuốc tương đương

Bên cạnh đó, kinh nghiệm từ các cuộc thử nghiệm trên người cho thấy các loại thuốc sinh học này thường gây ra những phản ứng thái quá của hệ miễn dịch gây nguy hiểm tính mạng, phản ứng miễn dịch có hại ở mọi mức độ với trên 71% số bệnh nhân được điều trị, trong đó các phản ứng độ 3-4 chiếm 10%. Các phản ứng miễn dịch có hại chủ yếu bao gồm các ảnh hưởng trên da, hệ tiêu hóa, tuyến giáp, gan và các khớp (theo BIP Occitanie 2018,25, 52). Những dữ liệu này được lấy từ 3 nghiên cứu cảnh giác dược tại Pháp. Từ năm 2014 - 2018, trong tổng số 948 bệnh nhân từ 3 nghiên cứu, 35 bệnh nhân đã xuất hiện các phản ứng miễn dịch có hại trên hệ huyết học có mức độ lớn hơn, được coi có mối liên hệ với nivolumab (20 bệnh nhân), pembrolizumab (14 bệnh nhân) hoặc atezolizumab (1 bệnh nhân) sử dụng đơn trị liệu (94%). 80% số bệnh nhân đã ngừng dùng thuốc vĩnh viễn và các phản ứng có hại đã hồi phục trên 60% số bệnh nhân.

Trong thực tế, thử thách lớn nhất của chúng ta hiện nay là có khoảng 70% bệnh nhân còn lại không có tác dụng với một số thuốc đã kiểm nghiệm, và còn nhiều loại ung thư khác trị liệu miễn dịch chưa có hiệu quả. Do đó thế giới cần tập trung nghiên cứu các cơ chế mới cũng như thử nghiệm các biện pháp điều trị vào các cơ chế mới được phát hiện.

II, Liệu Pháp Miễn Dịch Tự Thân

Một cơ chế hiệu quả và an toàn hơn, cũng đang được chuyển giao một phần về Việt Nam là Liệu Pháp Miễn Dịch Tự Thân (AIET), đây là phương pháp dựa trên nguyên tắc ức chế hình thành của khối u, hoạt động bằng việc lấy tế bào miễn dịch ung thư từ chính cơ thể người bệnh vốn không đang suy yếu hoặc hoặc không đủ về số lượng để nuôi cấy, nhân bản và huấn luyện để kích hoạt khả năng tiêu diệt tế bào ung thư, sau đó sẽ truyền ngược lại cơ thể.

Tuy được quảng bá rầm rộ bởi nhiều cơ sở y tế lớn nhỏ, nhưng hiện nay liệu pháp này mới chỉ được chính thức ứng dụng một phần liệu trình tại Đại học Y Hà Nội và Vinmec. Vì vậy, đa số bệnh nhân đều lựa chọn điều trị tại viện chính ở Nhật Bản để nhận được đầy đủ liệu trình mà trong nước chưa làm được với chi phí hợp lý hơn nhiều lần. Những cái tên được quảng bá rầm rộ như vaccine hasumi, vaccine miễn dịch tự thân ATVAC, tế bào gốc, … đều được các chuyên gia xếp vào nhóm “tà đạo” khi không có bất kì cơ sở khoa học nào chứng minh về tác dụng và hiệu quả.

Tại Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã phê duyệt và cho phép sử dụng vaccine miễn dịch để điều trị các loại khối u khác nhau cũng như đưa liệu pháp miễn dịch DC trở thành công nghệ điều trị tiên tiến loại A, sử dụng trong điều trị lâm sàng cho hàng chục ngàn bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Và chính phủ Đức cũng chính thức cho phép áp dụng liệu pháp DC, mặc dù không công nhận Liệu pháp Tế bào tươi.

Nguồn:

  • Tế bào miễn dịch trị ung thư: tăng cơ hội sống LAN ANH - D.KIM THOA
  • Tạp chí BIP Occitanie 2019;26(1):8.
  • Keytruda
  • Liệu Pháp Miễn Dịch Việt Nam.
  • Vinmec.

Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:

- Fanpage: www.facebook.com/manam.vn

- Văn Phòng Chính: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HồChí Minh

  Tổng đài: 0283 920 77 88

- Chi nhánh Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

   Hotline Đà Nẵng: 08 9988 7790


►LƯU Ý:.

Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí.  Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,..