Cùng phác đồ điều trị mà bệnh nhân Ung Thư tại Việt Nam không có kết quả tốt như ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hay Singapore?

Cùng đề thi, cùng chương trình dạy có học sinh giải được cũng có học sinh làm sai. Đầu bếp giỏi có công bố hết bí quyết món ngon làm ra tiền của họ? Lẽ đời là thế, Y Học cũng vậy, nếu chỉ giống phác đồ điều trị được công bố rộng rãi và ở một phần thuốc thì chưa phải là điều trị tương đương với nước ngoài. Nhiều người Việt hiểu sai rằng chỉ cần điều trị giống thì trong nước cũng như nước ngoài không có khác biệt hay chênh lệch. Sai lầm!

Số liệu thống kê vào tháng 06/2020 (Hình: St.)

Tuy nhiên nhiều bệnh nhân luôn trăn trở, tại sao Việt Nam có cùng cách thức điều trị theo hướng dẫn quốc tế nhưng lại có tỷ lệ tử vong vì Ung Thư đứng đầu Châu Á? Vì sao có những người cùng mắc một loại bệnh chọn đi Nhật chữa hoặc sang chữa tại nơi người thân sinh sống ở Mỹ lại có thể sống 5-10 năm hơn khi đã vào giai đoạn muộn?

Tại sao cùng 1 phác đồ điều trị, nhưng bệnh nhân trong nước lại không có kết quả tốt như khi điều trị Ung thư ở Mỹ, Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc hay Singapore?

Điều Trị Ung Thư phức tạp hơn những gì bệnh nhân hình dung hay mọi người nghĩ. Vì cơ bản Điều Trị Ung Thư không chỉ dựa vào hoàn toàn phác đồ mà còn nhiều thứ khác liên quan. Tại Việt Nam chúng ta có phác đồ và dùng thuốc gần như tại Mỹ hay Nhật nhưng vậy chưa phải là đủ. 

Nguyên nhân cốt lõi nằm ở trình độ phát triển y tế, nếu mục tiêu điều trị Ung Thư ở nước ngoài hiện nay là theo đuổi "Kết quả của bệnh nhân" (Ví dụ: tỷ lệ sống sót 10 năm với chất lượng cuộc sống tốt, ít tái phát lại) sẽ được ưu tiên cao hơn thì “Kết quả điều trị Ung Thư” (ví dụ: tỷ lệ đáp ứng thuốc) lại là vấn đề mà y học các nước chậm phát triển đang cố gắng theo đuổi; nói đơn giản tại các nước phát triển họ tập trung ổn định bệnh theo đường dài và đại cuộc còn trong nước xem việc đáp ứng toa thuốc nào hay khối u thuyên giảm được lần nào là thành công của lần đó.

Những quốc gia phát triển đang hướng đến Ứng Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo trong Điều Trị Ung Thư

(Hình: St.)

Quy tắc cơ bản, nước nghèo thì y học sẽ không thể bằng như nước giàu về mọi mặt. Thực tế các báo cáo chuyên sâu cho thấy, kết quả điều trị Ung Thư còn có sự tương quan đáng kể giữa các Chỉ số kinh tế với Số lượng HEpc (chi phí y tế bình quân trên đầu người) và tỷ lệ thuận tăng theo cấp số nhân. Mặc dù hướng dẫn điều trị là nguồn mở dễ tiếp cận và các nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn hóa hồ sơ ung thư để cung cấp dữ liệu cần thiết cho việc chia sẻ kinh nghiệm từ các nước hàng đầu như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, .... cho các nước đang phát triển; nhưng khoảng cách vẫn còn rất lớn giữa điều trị Ung Thư trong nước so với chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia đó. 

Ngoài phác đồ có thể dễ dàng tiếp cận dựa trên sự chia sẻ, cái bệnh nhân không thể nhận được là:

1. Hệ thống bổ trợ đồng bộ hóa điều trị: Đây là điều trị y tế đa chuyên khoa với ít nhất 4-5 bác sĩ Ung Thư và các bác sĩ chuyên ngành liên quan khác, từ hỗ trợ dinh dưỡng đến tâm lý, giảm tác dụng phụ, giảm đau, vấn đề an sinh xã hội bên cạnh công tác điều trị. Nhưng hệ thống y tế Việt Nam hoạt động với cơ chế khác biệt, vì vậy, bệnh nhân thường sẽ chỉ được chăm sóc bởi bác sĩ Ung Thư theo từng giai đoạn điều trị và đôi lần sẽ có hội chẩn từ vài bác sĩ liên quan, nhưng không toàn diện và đồng bộ từ đầu đến cuối, cho tất cả các trường hợp. Do đó, đội ngũ y bác sĩ có thể bỏ qua những yếu tố tuy nhỏ, nhưng góp phần rất lớn đến sự phục hồi thể trạng của bệnh nhân.

2. Thiếu dữ liệu nghiên cứu đặc thù trên bệnh nhân Việt: Trong khi, điều trị cá thể hóa luôn được ưu tiên, các phương án đưa ra dựa trên đặc thù dân tộc, quốc gia thì kế hoạch điều trị mà bác sĩ trong nước áp dụng lại đến từ dữ liệu nghiên cứu của thế giới. Một thiệt thòi khác khi Việt Nam lại không chú trọng tìm hiểu tâm lý bệnh nhân Ung Thư Việt hoặc nếu có, chỉ ở quy mô nhỏ, thiếu hoàn toàn thử nghiệm lâm sàng cho những phương pháp mới. Trái lại, nghiên cứu là một trong những ưu tiên hàng đầu của bác sĩ Ung Thư nước ngoài và họ dành phần lớn thời gian để tìm tòi, phát triển bên cạnh việc thăm khám và điều trị bệnh nhân.  

3. Đầy đủ hơn về lựa chọn điều trị: Đối với các bệnh nhân nước ngoài, đặc biệt là những quốc gia có y học phát triển, lợi thế của họ là không ngừng được tiếp nhận những phương pháp mới và thuốc mới. FDA là cơ quan cao nhất trong việc cấp phép sử dụng đa số các loại thuốc Ung Thư, sau đó, các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore sẽ cập nhật và điều chỉnh việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân trong nước. Do đó, chữa Ung Thư tại Mỹ hay nước ngoài là cách nhanh nhất để bệnh nhân Việt Nam tiếp cận với các phác đồ điều trị hiện đại nhất, gia tăng tỷ lệ thành công, khắc phục những khuyết điểm của điều trị trước đó. Mặt khác, Ung Thư là một trong những điều trị có chi phí đắt đỏ, vì vậy, theo cơ chế điều trị trong nước, đa số các loại thuốc được cấp phép trong danh mục bảo hiểm đều là những loại thuốc cũ, chi phí thấp hoặc thuốc bản quyền, nên kết quả ít nhiều sẽ có sự khác biệt rõ rệt.

    - Danh mục các thuốc điều trị Ung Thư được FDA phê duyệt được cập nhật mới mỗi năm, xem tại đây.

4. Tầm soát phát hiện trễ: Phần lớn người Việt Nam thường không chú trọng vào việc tầm soát sức khỏe định kì, mà họ chỉ tập trung điều trị khi được chẩn đoán bệnh. Như phân tích ở trên, Ung Thư sẽ âm thầm xuất hiện và chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Do đó, bắt buộc một kế hoạch điều trị quyết liệt và đúng đắn ngay từ đầu, thuốc và những phương án mới nhất phải được áp dụng cá thể hóa để đảm bảo khả năng khống chế bệnh ở mức tối ưu nhất. Nhưng đây là một trong những vấn đề đã được nêu ra phía trên. Mặt khác, với sự quá tải của hệ thống y tế trong nước hiện nay, không ít bệnh nhân được gieo rắc suy nghĩ bỏ cuộc khi tiếp nhận kết quả xét nghiệm Ung Thư giai đoạn muộn, bi quan và bỏ cuộc là tư tưởng đầu tiên xâm chiếm tâm trí bệnh nhân, khiến cho kế hoạch điều trị dù có tối ưu đến mấy cũng đều thất bại. Sự bất nhất, nhập nhằng và tư duy của bác sĩ trong nước là một trong những mấu chốt khó thay đổi, hoặc nếu có, phải mất rất lâu và cần sự cải cách trong toàn bộ hệ thống y tế để có thể theo kịp y học nước ngoài.  

5. Yếu tố Con Người vượt trội hơn: tất cả những bệnh nhân MANAM gửi sang các bệnh viện nước ngoài để thăm khám và điều trị, đều có dịp gặp gỡ và được theo dõi bởi các chuyên gia y tế hàng đầu về bệnh mình đang gặp phải. Thậm chí trong nhiều trường hợp, họ là những bậc thầy về bệnh học ở đẳng cấp thế giới, am hiểu sâu rộng với vai trò nhà nghiên cứu. Theo đánh giá từ bệnh nhân đã đi, các bác sĩ lớn ở nước ngoài rất có tâm, tận tình, luôn lắng nghe nguyện vọng của bệnh nhân. Nhất là dù ở địa vị cao nhưng y đức họ luôn đặt bệnh nhân lên trên cái tôi của mình, vì mục đích cuối cùng vẫn là tìm ra giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân.

Ung Thư không như các vấn đề sức khỏe phổ biến, không có một chuẩn mực hay một kế hoạch điều trị cụ thể, kể cả cho từng loại Ung Thư giống nhau. Điều trị Ung Thư muốn hiệu quả phải căn cứ vào những yếu tố, dù là nhỏ nhất, vì vậy, bệnh nhân cần cân nhắc để không bỏ lỡ hi vọng điều trị dứt điểm Ung Thư cho bản thân hoặc gia đình. Đi nước ngoài vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức khi lựa chọn này đòi hỏi bệnh nhân chỉ định đúng người đồng hành, đơn vị hỗ trợ, hạn chế sai lầm, đánh mất thời gian và lãng phí tiền bạc vô ích.


Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:

- Fanpage: www.facebook.com/manam.vn

- Văn Phòng Sài Gòn: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

  Tổng đài: 0283 920 77 88

- Chi nhánh Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

   Hotline: 08 9988 7790


►LƯU Ý:

Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí. Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,..