Chăm Sóc Sau Ghép Gan

Bạn có biết?
Gan người hiến (người cho) sẽ hồi phục 70-90% sau 1 năm, và là cơ quan duy nhất trên cơ thể có thể tái tạo (mọc lại)

Một ca Ghép Gan được đánh giá thành công phải dựa trên sự an toàn lúc ghép và chăm sóc hậu ghép. Bệnh nhân phải đảm bảo thời gian sống ít nhất là một năm sau ghép và người hiến bắt buộc an toàn tuyệt đối.  

Bệnh Viện Trung Tâm Asan kỉ niệm khi đã thực hiện 7,000 ca ghép gan thành công vào tháng 07/2020

Hình: St. 

Tỷ lệ sống và tuổi thọ trung bình sau Ghép Gan tại Bệnh Viện Trung Tâm Asan - Hàn Quốc?
Bệnh Viện Trung Tâm Asan ghi nhận tỷ lệ Ghép Gan thành công lên đến 98% với thời gian sống trung bình trên 5 năm lên đến 30 năm.
Đây cùng là bệnh viện duy nhất trên thế giới đảm bảo tỷ lệ an toàn tuyệt đối của người hiến là 100% (với 0 ca biến chứng trên hơn 7000 trường hợp).

Khi nhận được các chẩn đoán nghiêm trọng về gan, nếu nhiều phương án xử lý đưa ra chỉ mang tính chất tạm thời, không triệt để thì Ghép Gan lại mang đến những kết quả khả quan, đầy triển vọng về việc chấm dứt sự tái phát và tiến triển của bệnh trong tương lai.

Tuy nhiên, để xứng đáng với thành quả đó, Ghép Gan là giải pháp không hề dễ dàng để xử lý tại tất cả các giai đoạn, từ khi bắt đầu cho đến việc chăm sóc hậu phẫu. Đây cũng được xem là phương án hiếm hoi được đề xuất tại Việt Nam khi y học trong nước chưa làm chủ được công nghệ và không đủ kinh nghiệm để xử lý những biến chứng. Điều này khiến rất nhiều (hơn 40%) các ca Ghép Gan tại Việt Nam hoặc những quốc gia không có thế mạnh về lĩnh vực này thường chuyển biến nặng sau 1 tháng kể từ ngày ghép.

I- Những biến chứng nghiêm trọng thường gặp sau Ghép Gan

Người nhận gan đóng góp trực tiếp vào sự thành công của toàn bộ quá trình ghép. Vì vậy sẽ tồn tại những nguy cơ sau ghép dẫn đến tử vong nếu không quản lý tốt ở trình độ cao nhất:

  • Thải ghép (Từ chối): Hệ thống miễn dịch hoạt động để tiêu diệt các thành phần lạ xâm nhập cơ thể bạn. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch không thể phân biệt sự khác biệt giữa gan được cấy ghép và những tế bào gây hại, vì vậy nó cố gắng tấn công và phá hủy phần gan mới được cấy vào. Đây được gọi là đào thải ghép - rủi ro xấu nhất trong ghép gan thường gặp tại Việt Nam, nhất là trong ghép gan người hiến sống và không cùng trực hệ. Thống kê ở các viện lớn, hơn 30% tổng số bệnh nhân ghép gan bị đào thải nội tạng ở mức độ nhẹ đến nặng trong năm đầu tiên. Bệnh nhân sẽ được cho dùng thuốc chống thải ghép để tránh sự tấn công của hệ thống miễn dịch, tuy nhiên ở những trường hợp khó đòi hỏi nhiều hơn thế. Nếu không là bệnh viện Asan, khả năng xử lý sẽ rất kém dẫn đến tử vong.
  • Nhiễm trùng: Do thuốc chống thải ghép ức chế hệ thống miễn dịch, bệnh nhân ghép gan có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng. Vấn đề này giảm dần theo thời gian do đó phải quản lý kĩ, chặt chẽ. Không phải tất cả bệnh nhân đều gặp vấn đề với nhiễm trùng và hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều có thể được điều trị thành công khi nguy cơ này xảy ra với các cơ sở ghép gan chuyên môn cao.

- Ngoài ra còn có những rủi ro nguy hiểm ít gặp hơn như:

  • Biến chứng: Chảy máu (trong ổ bụng từ tổn thương mạch máu lớn hoặc vết mổ). Nhiễm trùng: viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hay vết mổ: liên quan tình trạng ức chế miễn dịch, áp xe tồn dư...; Suy gan cấp: thải ghép cấp - nguy cơ phải lọc máu, lọc huyết tương. Thải ghép mạn, suy thận mạn. Hẹp đường mật, tắc động mạch hay tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa do hẹp hoặc do huyết khối. Các biến chứng do dùng thuốc thải ghép. Biến chứng ngoại khoa: Tắc ruột, thoát vị vết mổ, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Ngoài các biến chứng có thể gặp phải nêu trên còn có thể gặp các vấn đề khác. Đau bụng: đau vết mổ và vùng mổ bên trong. Chậm nhu động ruột: bụng chướng, đầy hơi, chậm trung tiện. Có thể gặp tràn dịch màng phổi phải phản ứng. Tràn dịch ổ bụng do báng hoặc dò mật sau mổ. Nhiễm trùng, áp xe dưới hoành. Tắc mạch huyết khối tĩnh mạch sau trường hợp nằm lâu ngày...
  • Phần lớn người Ghép Gan phục hồi sau phẫu thuật, có thể đi làm và sinh hoạt bình thường. Nhưng cũng có một số khác có những vấn đề ngay sau phẫu thuật hoặc sau một vài năm:
    • Đào thải lá gan mới: Mội số bệnh nhân mặc dù đã uống thuốc chống đào thải, cơ thể vẫn không tiếp nhận lá gan mới
    • Bệnh gan tái phát: Có một số bệnh gan có thể tái phát sau cấy ghép
    • Tác dụng phụ của thuốc chống đào thải: Thuốc có tác dụng phụ trong thời gian ngắn. Ví dụ, thuốc làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Thuốc cũng có những tác dụng phụ lâu dài. Ví dụ, thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc phải của một số loại ung thư.

II- Lưu ý chăm sóc sau Ghép Gan

Khác với các thủ thuật xử lý thông thường, khi mà biến chứng chủ yếu xảy ra trong quá trình thực hiện thì Ghép Gan đòi hỏi một sự chăm sóc đặc biệt tích cực kéo dài lên đến 1 năm sau ghép nếu muốn đảm bảo tỷ lệ thành công tuyệt đối.

  1. Theo dõi chặt chẽ với đội ngũ cấy ghép và bác sĩ quản lý chính.

Có những biến chứng cấp tính sẽ xảy ra trong 7-14 ngày sau ghép nhưng có khi phải lên đến vài tháng. Và việc sử dụng thuốc chống thải ghép cũng để lại những tác dụng phụ nghiêm trọng trong nhiễm trùng, vì vậy, bệnh nhân cần được xét nghiệm thường xuyên và liên tục trong những tháng đầu tiên để kịp thời xử lý, tránh chuyển biến xấu.

  1. Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Liều lượng thuốc chống thải ghép sẽ được điều chỉnh khi tình trạng bệnh nhân ổn định, tuy nhiên, trong những tháng đầu tiên, chế độ ăn cần được cân nhắc sử dụng các thực phẩm chín kĩ, hạn chế sữa và phô mai để loại bỏ các nguy cơ liên quan đến sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng được khuyến nghị hạn chế những vấn đề tiêu cực, gây căng thẳng, ảnh hưởng đến cảm xúc và giấc ngủ, điều này có thể làm trầm trọng những biến chứng vốn thường gặp.

  1. Chú ý cẩn trọng trong việc dùng thuốc và các kỹ thuật tránh nhiễm trùng.

Để xử lý những rủi ro tồn đọng, người nhận gan sau ghép sẽ duy trì sử dụng rất nhiều loại thuốc và thay đổi dần tùy vào mức độ phục hồi. Việc xác định kịp thời những nguy cơ tiềm ẩn, điều chỉnh và xử lý sẽ phụ thuộc rất nhiều vào bác sĩ quản lý chính. Vì theo thời gian, sẽ có những trường hợp mà tình trạng chuyển biến dần nặng hơn, bắt buộc phải ghép lại – thủ thuật mà sẽ không có quá nhiều quốc gia hay bệnh viện có khả năng thực hiện.

III- Ghép Gan

Không giống phẫu thuật cắt gan thông thường, Ghép Gan là thủ thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lá gan bị bệnh, thay thế bằng phần gan khỏe mạnh, có thể của người hiến sống hoặc người hiến đã chết não.

IV- Ba giai đoạn quan trọng trong Ghép Gan

  1. Tiền phẫu thuật

Từng trường hợp, khi được cân nhắc Ghép Gan, việc đầu tiên mang tính quyết định đến thành công của một ca Ghép Gan là thể trạng bệnh nhân. Người hiến lẫn người nhận phải đảm bảo được tình trạng ổn định, kiểm soát tốt những chỉ số ở thời điểm tiền phẫu thuật để hạn chế tối đa rủi ro trong suốt quá trình phẫu thuật.

  1. Ghép Gan

Ghép Gan được xem là vũ khí tối thượng cho việc chấm dứt các bệnh lý nghiêm trọng về gan. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dựa trên số ca ghép thực tế sẽ mang đến những ưu thế tuyệt đối cho đội ngũ y bác sĩ. Vì vậy, không quá bất ngờ khi Bệnh Viện Asan Hàn Quốc đã thực hiện hơn 7000 ca ghép, điều này đưa tỷ lệ thành công trung bình lên đến 98%, đây cũng là đơn vị hỗ trợ chuyên môn cho rất nhiều ca ghép trong nước.

  1. Hậu phẫu

Khi nhiều bệnh viện tại Việt Nam chỉ tập trung đánh giá sự hoàn thiện vào mức độ hồi phục của bệnh nhân trong khoảng 1 tuần đến 1 tháng sau ca ghép. Thì thời gian theo dõi chặt chẽ của các bệnh viện Ghép Gan đứng đầu thế giới lên đến 1 năm. Bởi vì tất cả những biến chứng có thể ngấm ngầm xảy ra trong suốt 1 năm sau ghép và nếu sơ suất bỏ qua, bệnh nhân có thể sẽ đánh mất những cơ hội vàng để xử lý kịp thời, dẫn đến những chuyển biến phức tạp, thậm chí có thể gây tử vong.  

Ghép Gan là một lựa chọn đánh giá nỗ lực rất lớn của bệnh nhân và gia đình, đi kèm với những hi vọng về chất lượng cuộc sống tốt nhất khi giải quyết được nỗi lo về bệnh tật và sự tái phát. Vì vậy, không đơn thuần là cân nhắc về khía cạnh tài chính, người nhận gan cần gửi gắm sức khỏe và tính mạng ở đội ngũ có trình độ chuyên môn thượng thừa cùng dịch vụ chăm sóc hậu phẫu tốt nhất để xứng đáng với kì vọng và công sức bỏ ra. MANAM – Đối tác y tế toàn cầu đại diện cho những bệnh viện Ghép Gan bậc nhất.


Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:

- Fanpage: www.facebook.com/manam.vn

- Văn Phòng Sài Gòn: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

  Tổng đài: 0283 920 77 88

- Chi nhánh Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

   Hotline: 08 9988 7790


►LƯU Ý:

Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí. Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,..