Với y học hiện đại, Ung Thư có thể điều trị và kiểm soát ở mọi giai đoạn với thời gian sống sót được kéo dài hơn bao giờ hết. Tuy nhiên nỗi ám ảnh lớn nhất vẫn còn hiện hữu là: Liệu Ung Thư có thật sự biến mất? Một kết quả tốt ngay sau điều trị không được gọi là điều trị thành công, mà phải tính sau một mốc thời gian nhất định để tạm khẳng định không có mặt của Ung Thư, hay là Ung Thư Tái Phát.
Đây là vấn đề được quan tâm nhất và cũng là khó khăn lớn nhất mà bệnh nhân Ung Thư phải đối mặt, vì hiệu quả điều trị được quyết định bởi yếu tố tái phát sau đó, nhưng lại không có cách loại trừ nguy cơ này hoàn toàn. Do đó, Quản Lý và Phòng Ngừa Tái Phát quan trọng không thua kém Điều Trị Ung Thư.
Tại Việt Nam, chỉ duy nhất MANAM giúp được bệnh nhân có thể Phòng Chống Tái Phát hiệu quả thông qua một kế hoạch y khoa hoàn hảo với nhiều phương án hiện đại của y học thế giới như Xạ Trị Proton, Thuốc Đích, Hóa Trị và đặc biệt là Liệu Pháp Miễn Dịch Tự Thân.
Ung Thư Tái Phát là một trong những tình trạng phổ biến và là lý do khiến bệnh nhân suy kiệt nhanh nhất. Nếu Ung Thư được phát hiện sau điều trị hoặc sau khoảng thời gian lẩn trốn nhất định, nó được gọi là Ung Thư Tái Phát hay Ung Thư Lặp Lại, Quay Trở Lại. Tỷ lệ Tái Phát sẽ giảm dần theo thời gian và sau 5 năm, nó ít đi đáng kể. Riêng đối với một số loại Ung Thư, nếu bệnh nhân duy trì sức khỏe ổn định trong suốt 10 năm sau điều trị, bác sĩ có thể cho rằng bệnh nhân đã khỏi bệnh.
Ví dụ, U Nguyên Bào Men Tái Phát ở hầu hết tất cả các bệnh nhân, mặc dù đã được điều trị. Tỷ lệ tái phát cao trên 30% -70% ở các bệnh nhân Ung Thư Buồng Trứng, Ung Thư Phổi, Ung Thư Vú, Ung Thư Bàng Quang, Ung Thư Tụy, Sacom Mô Mềm, Ung Thư Đầu Cổ, Ung Thư Đại Trực Tràng. Đối với các Khối U Ác Tính Về Huyết Học, phân nhóm U Lympho Không Hodgkin lan tỏa Tế Bào B lớn tái phát ở 30% đến 40% bệnh nhân và U Lympho Tế Bào T ngoại vi ở 75% bệnh nhân sau điều trị chính.
Ung Thư Tái Phát có thể quay trở lại nơi mà nó bắt đầu hoặc ở một nơi khác trong cơ thể. Khi Ung Thư di căn đến một bộ phận mới của cơ thể, nó vẫn được đặt tên theo bộ phận của cơ thể nơi nó bắt đầu.
Ví dụ, Ung Thư Tuyến Tiền Liệt có thể quay trở lại trong khu vực của Tuyến Tiền Liệt (ngay cả khi nó đã được cắt bỏ) hoặc có thể trở lại trong Xương. Ở cả hai trường hợp, đều là Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Tái Phát và Ung Thư trong xương cũng được điều trị giống Ung Thư Tuyến Tiền Liệt.
Nếu Ung Thư được phát hiện sau khi bệnh nhân đã từng điều trị một loại Ung Thư trước đó, các xét nghiệm sẽ được thực hiện để xác định đây là loại Ung Thư đã mắc trước đó hay là một loại mới.
Không thể dự đoán được Khả Năng Tái Phát của Ung Thư, nhưng Ung Thư sẽ khó điều trị và có nhiều khả năng tái phát hơn nếu:
Hầu hết các loại Ung Thư Tái Phát theo một mô hình điển hình – Đội ngũ bác sĩ điều trị và quản lý bệnh của bệnh nhân hiểu rõ điều này hơn ai hết.
Hình ảnh so sánh mức độ ác tính của khối u.
Có nhiều loại Tái Phát Ung Thư:
- Tái Phát Cục Bộ có nghĩa là Ung Thư quay trở lại đúng vị trí mà nó bắt đầu.
- Tái Phát Khu Vực có nghĩa là Ung Thư quay trở lại trong các hạch bạch huyết, gần vị trí khởi phát ban đầu.
- Tái Phát Xa có nghĩa là Ung Thư đã quay trở lại ở một phần khác của cơ thể, một khoảng cách xa so với nơi nó bắt đầu (thường là Phổi, Gan, Xương hoặc Não).
Bác sĩ điều trị nên cung cấp những thông tin liên quan đến loại Tái Phát và Ý Nghĩa của chúng cho bệnh nhân Ung Thư Tái Phát, nhằm đưa ra các lựa chọn điều trị và triển vọng (tiên lượng) cho từng trường hợp.
- Nếu bác sĩ nói "Bệnh Ung Thư đã được kiểm soát", điều đó có nghĩa là gì?
Thuật ngữ "Được kiểm soát" được sử dụng khi các xét nghiệm hoặc chụp chiếu vẫn cho thấy sự tồn tại của Ung Thư, nhưng nó không thay đổi theo thời gian. "Được kiểm soát" có nghĩa là khối u không phát triển ngay cả khi bệnh nhân không tiếp nhận bất kỳ phương pháp điều trị nào. Một số vẫn giữ nguyên kích thước sau điều trị và được theo dõi để đảm bảo rằng chúng không phát triển trở lại.
- Vậy "Ung Thư đã tiến triển" nghĩa là gì?
Khi Ung Thư phát triển, kích thước khối u thay đổi và bác sĩ có thể nói rằng Ung Thư đã Tiến Triển. Hầu hết các thử nghiệm lâm sàng xác định một khối u được cho là tiến triển khi có 25% sự thay đổi kích thước đo được trong khối u.
Khi Ung Thư lan rộng hoặc trở nên tồi tệ hơn, nó được gọi là sự tiến triển. Rất khó để phân biệt giữa Tái Phát và Tiến Triển.
Ví dụ, bệnh Ung Thư tái phát sau 3 tháng biến mất, thì liệu nó có thực sự biến mất? Đây là một sự Tái Phát hay Tiến Triển? Có thể đây không thực sự là Tái Phát mà bệnh chưa được giải quyết triệt để.
Trong trường hợp này, có thể 1 trong 2 điều dưới đây đã xảy ra:
Phẫu Thuật đã không loại bỏ được hoàn toàn Ung Thư.
Các cụm Tế Bào Ung Thư nhỏ không thể nhìn thấy, tìm thấy trên chụp chiếu hoặc các xét nghiệm cần thiết đã bị bỏ sót. Theo thời gian, chúng phát triển đủ lớn để hiển thị rõ nét. Loại Ung Thư này có xu hướng ác tính cao (phát triển và lây lan nhanh chóng).
Ung Thư đã trở nên Kháng Trị.
Các Tế Bào Ung Thư có thể trở nên Kháng Trị tương tự như Vi Trùng có khả năng chống lại Thuốc Kháng Sinh. Điều này có nghĩa Hóa Trị hoặc Xạ Trị đã giết chết hầu hết Tế Bào Ung Thư, nhưng một số không bị ảnh hưởng hoặc đã thay đổi để sống sót sau điều trị, sau đó có thể phát triển và xuất hiện trở lại.
Thời gian Ung Thư Tái Phát càng nhanh, thì tình hình càng nghiêm trọng. Không có khoảng thời gian tiêu chuẩn để phân loại đó là Tái Phát hay Tiến Triển. Nhưng theo hầu hết các bác sĩ, Ung Thư được đánh giá là Tái Phát khi trở lại sau một năm kết thúc điều trị.
Để ngăn chặn nguy cơ tái phát, bệnh nhân nên ăn uống đúng cách, tập thể dục đều đặn và được quản lý bởi đội ngũ bác sĩ Ung Thư. Tuy nhiên, những yếu tố này vẫn không đảm bảo hoàn toàn cho việc Ung Thư sẽ không Tái Phát. Nhiều bệnh nhân tự trách bản thân vì lơ là trong việc tầm soát hoặc ăn uống, ngủ nghỉ không đúng cách. Nhưng ngay cả khi cố gắng làm tốt mọi thứ, Ung Thư vẫn có thể quay trở lại.
Các phương án giúp hạn chế nguy cơ tái phát bao gồm:
+ Bệnh viện chuyên khoa hàng đầu
+ Bác sĩ giỏi, kinh nghiệm lâm sàng cao
+ Điều trị tối ưu: đa mô thức, phát đồ chuẩn mực nhất
+ Cá thể hóa điều trị, không sai sót như trong nước.
+ Xạ Trị Proton, Ion Nặng: giảm thiểu 80% tái phát cho Ung Thư Gan, Ung Thư Phổi, U não, Ung Thư Vú - Giỏi nhất tại Bệnh Viện Chang Gung Đài Loan, Bệnh Viện Đại Học Kobe Nhật Bản, Viện Ung Thư Quốc Tế Osaka Nhật Bản.
+ Ghép Tủy, Ghép Tế Bào Gốc tạo máu: cho điều trị Ung Thư Máu, Ung Thư Hạch nhưng phải xử lý ở trình độ cao để tránh tái phát do còn sót tế bào Ung Thư - Giỏi nhất tại Bệnh Viện Trung Tâm Asan Hàn Quốc
+ Phác Đồ Thuốc Đích Mới: dùng duy trì sau điều trị giúp giảm tái phát nhiều lần với nhiều loại ung thư.
+ Liệu Pháp Miễn Dịch Tự Thân: là phương án tế bào tiên tiến nhất hiện nay, tiêu diệt tế bào ung thư dựa trên cơ chế miễn dịch từ chính bản thân bệnh nhân. Giúp tăng cường khả năng sinh hóa của các phương án truyền thống mà không để lại tác dụng phụ. Ghi nhận hiệu quả hơn 100 trường hợp bệnh nhân của MANAM trong năm 2018 với thế hệ miễn dịch thứ V, thế hệ miễn dịch cao nhất hiện nay.
Sau khi hoàn tất điều trị, thay đổi thói quen ăn uống mang đến hi vọng cho bệnh nhân ung về khả năng cải thiện cơ hội sống sót của họ.\
Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ khuyến cáo những bệnh nhân có sức khỏe ổn định sau điều trị nên tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng tương tự như những nguyên tắc được khuyến nghị để Phòng Ngừa Ung Thư bởi các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng Ung Thư cũng có thể thúc đẩy Ung Thư Tái Phát sau điều trị. Ví dụ, nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ Tái Phát Ung Thư Vú cao hơn ở những phụ nữ béo phì và không ăn nhiều trái cây và rau quả hay nguy cơ Tái Phát Ung Thư Tuyến Tiền Liệt cao ở nam giới ăn nhiều chất béo bão hòa.
Nên
Hình: St.
Đa số mọi người tin rằng bổ sung các loại Vitamin hoặc Thực Phẩm Chức Năng sẽ giúp họ có thêm lợi thế trong việc ngăn ngừa bệnh Tái Phát. Nhưng không có bằng chứng cho thấy đủ hoặc thừa Vitamin sẽ giúp hạn chế bệnh Ung Thư.
Xét nghiệm máu cho biết mức độ Vitamin nhất định của từng người. Và dựa trên những xét nghiệm này, bác sĩ sẽ cho lời khuyên về việc bổ sung các chất cần thiết nhằm nâng cao một số loại Vitamin nhất định, việc này đòi hỏi sự trao đổi với các chuyên gia chăm sóc y tế của bệnh nhân.
Hình: St.
Một số nghiên cứu đã xem xét tác dụng của hoạt động thể chất đối với bệnh nhân ung thư. Các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh rằng hoạt động thể chất có thể giúp ngăn ngừa ung thư tái phát hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nhưng có chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm lo lắng và trầm cảm, cải thiện tâm trạng, và hạn chế các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, đau và tiêu chảy. Những lợi ích này có thể đạt được thông qua hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh mỗi ngày. Các hoạt động thể chất vừa phải như khi đi bộ nhanh. Các hoạt động mạnh đòi hỏi việc sử dụng các nhóm cơ lớn và khiến tim đập nhanh hơn, thở nhanh và sâu hơn, đồng thời cũng làm đổ nhiều mồ hôi.
Theo lời khuyến nghị của Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ dành cho những bệnh nhân ung thư đã hoàn tất điều trị:
Không, không thể đảm bảo rằng khi đã hoàn tất điều trị Ung Thư, Ung Thư sẽ không bao giờ Tái Phát. Bác sĩ điều trị có thể nói: "Bệnh Ung Thư đã biến mất" hoặc "Tôi nghĩ rằng tôi đã loại bỏ hết Ung Thư" hoặc "Tôi không thấy bằng chứng nào về sự tồn tại của Ung Thư". Nhưng trên thực tế, luôn có khả năng một số Tế Bào Ung Thư còn sót lại trong cơ thể mà chúng ta không thể được nhìn thấy hoặc tìm thấy với bất kỳ xét nghiệm nào được sử dụng ngày nay. Theo thời gian, những tế bào này có thể bắt đầu phát triển lần nữa. Vì vậy cần điều trị đúng và chuẩn nhất ngay từ đầu cũng như áp dụng các biện pháp ngăn ngừa Di Căn Tái Phát mới nhất như Liệu Pháp Miễn Dịch tại Nhật.
Không bệnh nhân nào muốn nghĩ đến khả năng có thể mắc loại Ung Thư thứ hai - một căn bệnh không liên quan đến loại Ung Thư đầu tiên - nhưng điều này vẫn có khả năng xảy ra. Khi mắc Ung Thư, không có gì đảm bảo bệnh nhân sẽ miễn nhiễm với việc mắc bệnh Ung Thư thứ hai hoặc thậm chí là thứ ba.
Bất kì Ung Thư nào cũng sẽ tồn tại nguy cơ tái phát, do đó, bệnh nhân cần trang bị những hiểu biết nhất định để có thể lựa chọn khi tình trạng tái phát diễn ra, bao gồm:
- Chọn đúng bệnh viện hạng A có lợi thế về loại Ung Thư: đa chuyên khoa, kỹ thuật ưu việt.
- Chọn bác sĩ cấp cao nhất có kinh nghiệm nghiên cứu và lâm sàng cao: bác sĩ cấp thấp không đủ khả năng đối phó với bệnh Ung Thư tái phát do mức độ hiện tại của Ung Thư đã khó hơn và đã kháng nhiều phương pháp điều trị trước đây.
MANAM dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn để cung cấp kế hoạch điều trị toàn diện với các phương pháp đúng và đủ.
Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:
- Fanpage: www.facebook.com/manam.vn
- Văn Phòng Sài Gòn: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tổng đài: 0283 920 77 88
- Chi nhánh Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Hotline: 08 9988 7790
►LƯU Ý:
Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí. Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,..