Bệnh viện duy nhất đầu tiên trên thế giới thực hiện đạt 9000+ ca cấy ghép tế bào gốc tạo máy thành công
Liệu pháp CAR-T đã mang lại hy vọng mới cho những trường hợp tái phát và thất bại ở các phương pháp điều trị trước với hiệu quả đột phá
MANAM - Văn phòng ủy thác duy nhất tại Việt Nam từ 2017
Tình trạng bệnh nhi mắc bệnh bạch cầu ở Hàn Quốc
Hằng năm, khoảng 1000 trẻ em tại Hàn Quốc được chẩn đoán mắc ung thư, trong đó bệnh bạch cầu chiếm 30%, tức khoảng 300 - 350 ca mới mỗi năm. Phần lớn các trường hợp là bạch cầu cấp tính, chiếm đến 95%, với bạch cầu lympho cấp tính chiếm 70-75% trong tổng số. Bệnh bạch cầu tủy cấp tính cũng chiếm một phần, trong khi bạch cầu mãn tính rất hiếm, chỉ dưới 5%.
Tỷ lệ sống sót
Nhờ những tiến bộ trong y học, bạch cầu trẻ em không còn là bệnh nan y. Hiện nay, tỷ lệ sống sót cho bệnh bạch cầu lympho cấp tính đã vượt quá 90%, trong khi bạch cầu tủy cấp tính đạt khoảng 60-70%. Tại các quốc gia có nền y học tiên tiến, tỷ lệ sống sót chung của trẻ mắc bệnh bạch cầu đã đạt trên 80%.
Lý do cho những thành công vượt bậc
Bệnh viện St. Mary Seoul là đơn vị đầu tiên tại Hàn Quốc thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu (HSCT) vào năm 1983. Kể từ đó, họ có kinh nghiệm điều trị sâu-rộng cho rất nhiều bệnh nhân. St. Mary thực hiện hơn 500 ca ghép tế bào gốc mỗi năm (cả người lớn và trẻ em), trong đó có 6-7 ca ghép cho trẻ em hàng tháng, hệ thống bệnh viện hoạt động hoàn toàn 24 giờ trong suốt cả năm.
Những dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạch cầu ở trẻ em
Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu sau ở trẻ:
Bầm tím hoặc xuất hiện các đốm trên da, chảy máu cam kéo dài hơn 30 phút, chảy máu nướu không ngừng: những triệu chứng này là do số lượng tiểu cầu giảm và chức năng tiểu cầu bị suy giảm.
Cảm lạnh không khỏi và sốt dai dẳng: đây là dấu hiệu bạch cầu suy yếu, khả năng miễn dịch suy giảm.
Nếu trẻ trở nên nhợt nhạt, đó có thể là dấu hiệu của việc hồng cầu đang gặp vấn đề.
Hoặc khi trẻ kêu đau ở cánh tay, chân trong nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân, bạn nên nghi ngờ bệnh bạch cầu ở trẻ em.
Những dấu hiệu nhỏ này là do các tế bào ung thư có thể sinh sôi nảy nở trong tủy xương và tập trung ở màng xương, gây đau đớn, vô tình chiến cha mẹ nghĩ là một bệnh lý phổ biến.
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu
Đối với người lớn: Thuốc chống ung thư và xạ trị được sử dụng để giảm số lượng tế bào ung thư, sau đó là HSCT để hoàn tất quá trình điều trị.
Đối với trẻ em: Hầu hết thường được điều trị bằng thuốc chống ung thư mà không cần cấy ghép. Thay vào đó, trẻ em có thời gian điều trị lâu hơn, thời gian điều trị kéo dài từ hai đến ba năm, bao gồm liệu pháp chống ung thư cường độ cao trong 6 đến 10 tháng, sau đó là giai đoạn duy trì kéo dài khoảng 2 năm. Hơn 80% bệnh nhi được chữa khỏi mà không tái phát. Tuy nhiên, những trường hợp bạch cầu tủy cần điều trị cường độ cao hơn và có thể cần ghép tế bào gốc ngay lập tức.
Điều gì xảy ra khi bệnh tái phát
Đó sẽ là tình huống đáng tiếc nhất khi cấy ghép là câu trả lời duy nhất, nhưng tỷ lệ sống sót lại lên tới 30 - 60%.
Các biến chứng có thể xảy ra nếu cường độ điều trị bệnh bạch cầu cao. Ví dụ, tác động của nội tiết tố có thể gây ra các vấn đề về tăng trưởng hoặc vô sinh. Thuốc chống ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau, chẳng hạn như gây suy thận hoặc suy giảm thính lực.
Gần đây, các liệu pháp nhắm mục tiêu đã được phát triển và phương pháp điều trị CAR-T là một phương pháp tân tiến, mở ra cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh bạch cầu.
Liệu pháp CAR-T – hy vọng mới
Một loại thuốc mới có tên "Kymriah" của Novartis, là liệu pháp CAR-T dành cho trẻ em mắc bệnh ác tính về huyết học. Kymriah được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu tái phát sau khi ghép tủy xương (đối với bệnh nhân từ 25 tuổi trở xuống) hoặc ung thư hạch tái phát sau khi sử dụng hai loại thuốc trở lên để điều trị. Những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị nào khác và thời gian sống còn từ 6 tháng trở xuống sẽ hiệu quả khi được điều trị bằng CAR-T. Đây được gọi là "phương pháp điều trị một lần thần kỳ" vì có thể thuyên giảm hoàn toàn của tế bào ung thư chỉ bằng một lần tiêm.
Tìm hiểu thêm về hành trình chăm sóc y tế tại Hoa Kỳ và con đường đến với liệu pháp CAR-T, hãy liên hệ với MANAM
Chúng tôi tiếp tục loạt bài "Warrior Wednesday" với câu chuyện truyền cảm hứng từ Beaudin Larrabee, cậu bé đã hơn ba năm không còn ung thư. Khi mới 6 tuổi, Beaudin được chẩn đoán mắc bệnh Bạch cầu lymphoblastic cấp tính (ALL) sau những đợt sốt kéo dài và nhập viện. Sau khi tái phát, gia đình cậu phát hiện Quỹ Emily Whitehead, giúp Beaudin tham gia thử nghiệm lâm sàng CAR-T tại Bệnh viện Nhi Philadelphia (CHOP). Beaudin nhận tế bào CAR-T vào tháng 3/2021 và thử nghiệm huCART vào tháng 8/2021. Hiện tại, Beaudin là học sinh lớp bảy, cậu luôn tràn đầy năng lượng, sẵn sàng khám phá những điều mới và vừa gia nhập đội việt dã của trường.
► LƯU Ý:
Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí. Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,..